Blog Detail

Xây dựng thương hiệu: Những bài học đắt giá

Dịch vụ xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là câu chuyện không của riêng ai. Bên cạnh những câu chuyện thành công, vẫn còn đó những bài học đắt giá mà không ít doanh nghiệp phải ngậm ngùi rút kinh nghiệm sau mỗi chiến dịch.

Kết nối ngang và quyền lực của chúng

Theo tác giả Phillip Kotler – cha đẻ của lý thuyết Marketing hiện đại, thế giới đang dần dịch chuyển theo hàng ngang chứ không còn là hàng dọc với sự phân chia như trước đây. Sự phát triển của công nghệ 4.0 và mạng xã hội cho phép mọi người tìm hiểu và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, quốc gia hay thời gian, đặc biệt trên môi trường mạng xã hội.

Facebook là ví dụ điển hình. Tuy vướng phải nhiều bê bối truyền thông nhưng Facebook vẫn chứng tỏ mình là một trong những những nền tảng chia sẻ và kết nối xã hội lớn nhất hiện nay. Nền tảng này có ít nhất 2 triệu tài khoản được kích hoạt mỗi tháng, đưa con số người dùng lên đến 2.234 tỷ người ( chỉ tính riêng trong quý 1 năm 2018). Con số người dùng khổng lồ cũng biến Facebook thành kênh thông tin phổ biến, nơi bắt nguồn của các cuộc thảo luận ( cả tiêu cực lẫn tích cực) về các thương hiệu và sản phẩm trên toàn cầu.

Vụ việc của Tân Hiệp Phát vào năm 2015 đã cho thấy quyền lực của cộng đồng mạng Facebook lớn đến mức nào, với khả năng bức tử cả một doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng. Hàng loạt bài viết chia sẻ về vụ án con ruồi trong chai Number One đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, dẫn đến làn sóng tẩy chai mạnh mẽ đối với thương hiệu. Tân Hiệp Phát từ một doanh nghiệp Việt được yêu thích bỗng trở thành kẻ tội đồ và phải hứng chịu những tổn thất nặng nề về doanh số lẫn thị phần tại Việt Nam. Khoan nói đến việc hãng xử lý vụ việc này như thế nào, nhưng có lẽ sự cố sẽ không bùng nổ lớn đến vậy nếu xảy ra vào 10 năm về trước – khi mạng xã hội vẫn chưa được sinh ra.

Bài học rút ra ở đây: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, với khả năng hỗ trợ hoặc phá hủy thương hiệu bởi tính chất lan truyền mạnh mẽ. Vì vậy, khi xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp cần có sự phản ứng nhanh chóng và trung thực, tránh để “ mất bò mới lo làm chuồng”.

Nhập gia tùy tục khi gia nhập một thị trường mới

Nếu như kì án của Tân Hiệp Phát là một trường hợp điển hình của cách xử lý thiếu trung thực và văn minh thì sự cố của Burgerking vào đầu năm nay đã cho thấy cách tiếp cận sai lầm của một thương hiệu lớn trước khác biệt văn hóa trong hoạt động xây dựng thương hiệu.

Cụ thể hơn, tài khoản Instagram của Burger King tại New Zealand đã tung ra một video quảng cáo với nội dung: “Hãy tận hưởng hương vị TP HCM với món bánh mới có tương ớt ngọt kiểu Việt Nam của chúng tôi.” Quảng cáo đã đem về cho Burger King những chỉ trích nặng nề với cáo buộc châm biếm và không tôn trọng văn hóa Á Đông, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc.

Bài học rút ra ở đây: Khi tiếp cận một thị trường với nền văn hóa khác biệt, hãy chắc chắn những gì bạn làm không gây ra sự hiểu lầm hay xúc phạm đến nền văn hóa của họ. Nếu không, điều mà bạn đối mặt có thể là sự tẩy chay của cả một quốc gia.

Hạn chế những content gây tranh cãi

Có thể nói, quyền lực của cộng đồng mạng đủ sức đánh gục bất cứ thương hiệu nào, dù lớn hay nhỏ. Trường hợp của Dove là một ví dụ điển hình. Vào cuối năm 2017, Dove tung ra một chiến dịch quảng cáo Facebook, bao gồm 3 bức ảnh gif thể hiện hình ảnh biến hóa của người phụ nữ sau khi dùng sữa tắm Dove. Trong đó, hình ảnh người phụ nữ da đen biến thành da trắng sau khi cởi đi chiếc áo phông bên ngoài với thông điệp “sạch sẽ hơn” đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ cộng đồng mạng vì nghi vấn phân biệt chủng tộc.

Sau khi sự cố nổi ra, đại diện thương hiệu Dove đã phải đưa ra lời xin lỗi chính thức trên Facebook và Twitter. Thế nhưng, cơn tức giận của cộng đồng mạng vẫn kéo dài cho đến một thời gian sau đó và hầu hết vẫn cảm thấy không hài lòng về lời xin lỗi của Dove, thậm chí tuyên bố tẩy chay sản phẩm của hãng.

Bài học rút ra ở đây: Cần cẩn thận với những content liên quan đến chính trị và chủng tộc khi xây dựng thương hiệu, đặc biệt khi content dễ bị hiểu lầm sang một ý khác.

Những sự cố trên đây không chỉ xảy ra với những doanh nghiệp lớn mà còn có thể áp dụng với cả các doanh nghiệp nhỏ và shop bán hàng online. Trong đó, vai trò của việc xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội rất quan trọng. Đó chính là lí do vì sao, doanh nghiệp cần có chiến lược quản trị tài khoản mạng xã hội khéo léo để phòng tránh những sai lầm.

Quản trị fanpage dễ dàng hơn với Brand4U

Với mong muốn được trở thành người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình xây dựng thương hiệu, Brand4U đã cho ra mắt dịch vụ quản trị Fanpage cùng những lợi ích tuyệt vời:

  • Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp: Tại Brand4U, chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên đầy sáng tạo và nhiệt huyết với trình độ chuyên môn cao. Với khả năng nắm bắt xu hướng nhanh chóng và sự am hiểu sâu sắc về các công cụ Marketing Online, Brand4U sẽ đem lại cho fanpage một diện mạo chuyên nghiệp với những nội dung có giá trị, phù hợp với cá tính và giọng điệu thương hiệu.
  • Thu hút truy cập vào website, fanpage: Trong quá trình quản trị Fanpage, Brand4U luôn tìm hiểu thật kĩ lưỡng về thói quen người tiêu dùng cũng như đặc điểm doanh nghiệp để có thể đưa ra những nội dung phù hợp, hình ảnh bắt mắt và đăng tải vào thời gian hợp lí theo từng giai đoạn phát triển của thương hiệu, nhằm tối ưu hóa lượng tiếp cận và tương tác của Fanpage.
  • Kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi: Đội ngũ quản trị viên Fanpage luôn có mặt sẵn sàng để phản hồi ngay lập tức comment và inbox của từng người dùng, giúp fanpage duy trì mối liên kết vững chắc với người dùng đồng thời gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ quản trị Fanpage cùng những mẹo xây dựng thương hiệu hữu ích từ Brand4U, vui lòng liên hệ:

Chia sẻ